Danh mục sản phẩm
Công ty TNHH nhạc cụ Hoàng Phát

NĂM SẢN XUẤT ĐÀN PIANO ĐIỆN YAMAHA

Thứ Hai, 21/06/2021
CÔNG TY TNHH NHẠC CỤ HOÀNG PHÁT

NĂM SẢN XUẤT ĐÀN PIANO ĐIỆN YAMAHA

Xem thêm: Tra cứu Năm sản xuất đàn piano điện Roland

Xem thêm: Tra cứu Năm sản xuất đàn piano cơ Yamaha

Yamaha hiện nay là một công ty công nghiệp nặng khổng lồ, sản xuất đủ thứ từ xe máy, thiết bị điện, năng lượng cho đến các loại nhạc cụ và cả máy bay... Điều rất thú vị là Yamaha - tiền thân có tên là Nippon Gakki - lại có xuất phát điểm chỉ là một công ty sản xuất đàn piano được thành lập vào năm 1887 tại Nhật. Do nắm được bí quyết công nghệ luyện kim kỹ thuật cao,Yamaha phát triển rực rỡ thành một trong những tập đoàn công nghiệp tầm cỡ thế giới. Piano Yamaha luôn được giới chuyên môn đánh giá cao và luôn nằm trong top đầu những thương hiệu piano uy tín nhất trên thế giới. Điều đó lý giải tại sao các sản phẩm của Yamaha luôn chiếm thị phần lớn trên thị trường quốc tế. Yamaha đã sớm đến với thị trường Việt Nam và trở thành một thương hiệu phổ biến, ăn sâu vào trong suy nghĩ của người Việt khi nói đến các loại nhạc cụ và xe máy.

Piano Yamaha chiếm phần lớn thị trường Việt Nam với ưu điểm là bề dày uy tín truyền thống lâu đời, các sản phẩm chất lượng rất cao, luôn tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng người sử dụng. Piano điện của Nhật nói chung và đặc biệt của Yamaha rất bền. Một chiếc piano điện có tuổi thọ có thể lên đến hàng chục năm. Vì lý do đó, hiện nay, người tiêu dùng từ người chơi nhạc phổ thông cho đến các nghệ sỹ chuyên nghiệp vẫn luôn tin dùng và tìm mua những chiếc piano điện Yamaha đã qua sử dụng (piano second hand) để học tập, giải trí nhằm thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc.

Ưu điểm của piano điện cũ đã qua sử dụng là giá thành rẻ, giá đã hạ xuống rất nhiều so với khi mới sản xuất. Nếu so với đàn mới cùng tầm giá, đàn cũ luôn thuộc model cấp cao hơn do đó ngoại hình thường đẹp hơn, chất âm nghe hay hơn và chất lượng sử dụng cũng rất tốt nếu các bạn chọn mua những model không quá cũ. Như vậy việc đầu tiên cần lưu ý khi bạn chọn mua piano điện cũ là bạn phải biết được năm sản xuất piano điện Yamaha. Xem bảng tổng hợp năm sản xuất đàn piano điện Yamaha dưới đây, bạn sẽ biết được năm sản xuất của model đàn bạn muốn mua, từ đó chọn cho mình một chiếc piano điện Yamaha ưng ý.

KIỂM TRA NĂM SẢN XUẤT PIANO ĐIỆN YAMAHA

Arius (YDP) series

  • YDP-88 (1995) / YDP-88II (1997)
  • YDP-101 / YDP-201 (1999)
  • YDP-113 (2002)
  • YDP-121 (2001)
  • YDP-123 / YDP-223 (2002)
  • YDP-131 (2005)
  • YDP-151 / YDP-J151 (2005 hoặc 2006)
  • YDP-140 / YDP-160 (2008 / 2009)
  • YDP-141 / YDP-161 / YDP-181 / YDP-V240 (2010 / 2011)
  • YDP-200 (1996)
  • YDP-213 (2005)
  • YDP-223 (2002)
  • YDP-300 (1995)
  • YDP-321 (2000)
  • YDP-323 (2005)
  • YDP-143 (2016)
  • YDP-163 (2016)
  • YDP-164 (2018)
  • YDP-V240 (2018)
  • YDP-184 (2018)
  • YDP-S30 / YDP-S31 (2007 / 2009) , YDP-S51 (2018)

 

Clavinova series

  • CWP-1 (2001). DGP-1
  • Clavinova Grand (CGP/CVP-GP/CLP-GP)
  • CGP-1000 (2007)
  • CVP-309GP (2004)
  • CVP-409GP (2008)
  • CLP-175 (2003)
  • CLP-265GP (2006)
  • CLP-295GP (2006)

 

Clavinova Traditional (CLP)

  • CLP-20 / CLP-30 (1985)
  • CLP-40 / CLP-45 / CLP-50 / CLP-55 / CLP-200 / CLP-300 (1986)
  • CLP-100 / CLP-500 (1987)
  • CLP-250 / CLP-350/ CLP-550 / CLP-650 (1988)
  • CLP-570 / CLP-670 (1989)
  • CLP-260 / CLP-360/ CLP-560 / CLP-760 (1990)
  • CLP-121/ CLP-122 / CLP-123 / CLP-124 (1992)
  • CLP-133 / CLP-134 / CLP-705 (1993)
  • CLP-152S / CLP-153S / CLP-153SG / CLP-154S / CLP-155 / CLP-157 (1994)
  • CLP-311 / CLP-611 / CLP-811 (1996)
  • CLP-411 / CLP-511 / CLP-711 / CLP-911 (1996)
  • CLP-555 (1997, AE action, grand piano style)
  • CLP-810S (1998)
  • CLP-820 / CLP-840 / CLP-860/ CLP-870 / CLP-880 (1998)
  • CLP-920 / CLP-930 / CLP-950/ CLP-970 (2000)
  • CLP-955 / CLP-970A (2000)
  • CLP-910 / CLP-990 (2000)
  • CLP-110 (2002)
  • CLP-120[C] / CLP-130 / CLP-150[C][M] / CLP-170 (2002/2003)
  • CLP-115 (2003)
  • CLP-175 (2003, Clavinova Grand)
  • CLP-220PE (2005/2006)
  • CLP-230/ CLP-240/ CLP-270 / CLP-280 (2005/2006)
  • CLP-320/ SCLP-320 / CLP-330/ CLP-340/ CLP-370/ CLP-380 (2008)
  • CLP-430 / CLP-440 / CLP-470 / CLP-480 (2011)
  • CLP-525 / CLP-535 / CLP-545 / CLP-575 / CLP-585 / CLP-565GP (2014)
  • CLP-625 / CLP-635 / CLP-645 / CLP-675 / CLP685 / CLP-665GP (2017)
  • CLP-695GP (2018)
  • CLP-735 / CLP-745 / CLP-775 / CLP-785 / CLP-765GP / CLP-795GP (2020)

 

CLP-S series (spinet style similar to Modus F01/F11)

  • CLP-610
  • CLP-F01 (2004)
  • CLP-S306/ CLP-S308 (2008)
  • CLP-S406 / CLP-S408 (2011)
  • CSP-150 / CSP-170 (2017)

 

Clavinova Ensemble (CVP)

  • CVP-3 / CVP-5 / CVP-7 (1985)
  • CVP-6 / CVP-8 / CVP-10 / CVP-100MA / CVP-100PE (1987)
  • CVP-20 (1988)
  • CVP-30 / CVP-50 /CVP-70 (1989)
  • CVP-35 / CVP-45 / CVP-55/ CVP-65 / CVP-75 (1991)
  • CVP-83 / CVP-85 / CVP-87 (1993)
  • CVP-85A
  • CVP-83S/ CVP-87A
  • CVP-89 (1994)
  • CVP-49 (1995)
  • CVP-59 / CVP-69 / CVP-79 (1995)
  • CVP-79A
  • CVP-92 / CVP-94 / CVP-96 / CVP-98 (1997)
  • CVP-600 (1998)
  • CVP-103[M] / CVP-105 / CVP-107 / CVP-109 (1999)
  • CVP-700 (1999)
  • CVP-201 / CVP-203 / CVP-205 / CVP-207 / CVP-209 (2001)
  • CVP-900 (2002)
  • CVP-202 / CVP-204/ CVP-206 (2003)
  • CVP-208/ CVP-210 (2003)
  • CVP-301 (2004)
  • CVP-303/ CVP-305/ CVP-307 / CVP-309 (2004)
  • CVP-401 / CVP-403/ CVP-405/ CVP-407 / CVP-409 / CVP-409GP (2007)
  • CVP-501 / CVP-503 / CVP-505/ CVP-509 (2009)
  • CVP-601 / CVP-605 / CVP-609 / CVP-609GP (2012)
  • CVP-701 / CVP-705 / CVP-709 / CVP-709GP (2015)
  • CVP-805 / CVP-809 / CVP-809GP (2019)

 

P (Portable) series

  • P50m (1996)
  • P-60[S] (2002)
  • P-65 (2006, )
  • P-70[S] (2005 hoặc 2006)
  • P-80[W] (1999/2001)
  • P-85[S] (2007)
  • P90
  • P-95[S] (2010)
  • P-105
  • P-120(2001)
  • P-140 (2005 / 2006)
  • P155 (2009, GH action)
  • P-200 (1998)
  • P-255
  • P-115 (2017)
  • P-125 (2018)
  • DGX-200 (2002)
  • DGX-202 (2002)
  • DGX-203 (2004)
  • DGX-205 (2004)
  • DGX-220/YGP-225 (2005)
  • DGX-230/YPG-235 (2007)
  • DGX-300 (2002)
  • DGX-305 (2003)
  • DGX-500 (2002)
  • DGX-505 (2003)
  • DGX-520/YGP-525 (2005)
  • DGX-530/YGP-535 (2007)
  • DGX-620/YPG-625 (2005)
  • DGX-630/YPG-635 (2007)
  • DGX-640 (2010)
  • DGX-650 (2013)
  • DGX-660 (2015) 

     

    J series ( electronic keyboard )

    • J-3000 (1998)
    • J-5000 (2000)
    • J-7000 (2002)
    • J-8000 (2005/2006)
    • J-9000 (2008)

     

    Electone EL series

    • EL-7
    • EL-15
    • EL-17 (1995–2002)
    • EL-20 (1993–2000)
    • EL-25
    • EL-27 (1993–2000)
    • EL-37 (1994–2000)
    • EL-30 (1991–1996)
    • EL-40
    • EL-50 (1991–1996)
    • EL-57 (1996–1999)
    • EL-70 (1991–1996)
    • EL-87 / EL-87W (1995–1999)
    • EL-90 (1991–1998)
    • EL-700 (1999–2003)
    • EL-900 (1998–2003)
    • EL-900B (2002–2003)
    • EL-900m (2000–2003)
    • ELK-10 (1994–2001)
    • ELK-400 (2001–2006)
    • ELX-1 (1992–2000)
    • ELX-1m (2000–2005)

     
    Electone Stage series

    • ELB-01 (2006) / ELB-02 (2015)
    • ELS-01 / ELS-01C (2004) , ELS-02 / ELS-02C (2014)
    • ELS-01X (2005), ELS-02X (2014)
    • ELS-01U / ELS-01CU / ELS-01XU (2009)
    • ELC-02 (2016)

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÁC DÒNG PIANO ĐIỆN YAMAHA

    Yamaha sản xuất ra rất nhiều model piano điện thuộc các dòng khác nhau. Mỗi một dòng đàn nhắm đến một phân khúc thị trường hoặc đối tượng tiêu dùng riêng. Vì vậy khi mua đàn bạn hãy suy nghĩ xem loại đàn nào phù hợp với những tiêu chí, sở thích hay điều kiện tài chính của bạn. Để giúp bạn tìm được cho mình một chiếc đàn piano điện phù hợp, Piano Dương Cầm sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quát về các đặc điểm của từng dòng đàn piano điện Yamaha để bạn dễ dàng chọn cho mình một chiếc đàn như ý.

    1. CÁC DÒNG PIANO ĐIỆN YAMAHA PHỔ BIẾN, PHÙ HỢP ĐA SỐ NGƯỜI DÙNG

    Dòng Piano Điện Yamaha Portable: Nhận diện những model thuộc dòng này qua các kí tự bắt đầu là: P, DGX.

    Dòng piano điện này có thiết kế nhỏ gọn và năng động, rất thuận lợi cho việc di chuyển và thích hợp cho các căn phòng nhỏ. Bạn là người thường xuyên chơi đàn ở các địa điểm khác nhau? Nhưng nghĩ tới việc mang đi mang lại một cây đàn piano kềnh càng thì thật là điều khó khăn. Dòng Piano Portable giúp bạn giải quyết điều đó.
    Đây là dòng đàn piano điện Yamaha giá rẻ, thích hợp cho người muốn sở hữu một chiếc đàn piano điện mà không phải bỏ ra số tiền quá lớn. Nhược điểm của dòng này là loa bé do phải tích hợp trong một cây đàn nhỏ nên nghe tiếng đàn không hay và thiếu chiều sâu.

    Piano điện nhỏ gọn dòng P seri

     

    Dòng Arius (YDP):Chúng ta có thể nhận diện những model thuộc dòng này qua kí hiệu model bắt đầu bằng chữ YDP.

    Đây là dòng đàn mà Yamaha nhắm vào phân khúc bình dân nên có mức giá tương đối rẻ, có giá cao hơn dòng đàn trên một chút. Kiểu dáng và chất lượng âm thanh của dòng YDP ở mức trung bình, các chức năng của đàn không nhiều và chỉ ớ mức cơ bản. Dòng YDP phù hợp cho các bạn không có yêu cầu cao về các tiêu chuẩn kiểu dáng, chất lượng âm thanh, cảm giác phím...của một chiếc đàn piano cao cấp.

    Piano điện phân khúc tầm trung Arius Yamaha

    Dòng Clavinova ( CLP và CVP, CGP )

    Đây là một trong những dòng đàn piano điện cao cấp nhất của Yamaha. Vì thế nó thể hiển rất rõ nét sự tổng hòa những gì tốt nhất của Yamaha từ ngoại hình thiết kế đẹp, chất âm vô cùng quyến rũ cho đến cảm giác phím hoàn hảo. Đây là dòng đàn có chất lượng sử dụng rất cao và bền bỉ.

    Ở dòng này chia thành 3 series: CLP và CVP, CGP

    Piano điện Yamaha CLP: đây là dòng piano điện cao cấp phổ biến của Yamaha thích hợp cho tất cả các đối tượng từ người mới bắt đầu học piano cho đến các người chơi chuyên nghiệp. Những sản phẩm piano điện thuộc dòng CLP có trọng lượng khá nặng với thiết kế rất đẹp mắt, chắc chắc, bền bỉ. Chất lượng âm thanh của những cây đàn CLP thật sự rất tuyệt vời. Sở hữu một cây đàn thuộc họ CLP này bạn sẽ tận hưởng một thứ âm thanh ấm áp, êm dịu và trong trẻo mà hai dòng đàn trên không thể có được. Nó hoàn toàn vượt trội hơn dòng Portable và YDP. Ngoài ra bàn phím CLP rất đầm tay, mang đến cảm giác phím nặng giống với một cây đàn piano cơ nhất, cùng với những tính năng piano cao cấp để bạn khám phá và trải nghiệm. Đây là dòng đàn cao cấp nên có giá thành khá đắt.

    Dòng piano điện cao cấp Yamaha CLP
     

    - Piano điện Yamaha CVP: là những chiếc đàn thuộc loại đẳng cấp, là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những bạn chơi đàn chuyên nghiệp hoặc biểu diễn. CVP là một chiếc Piano điện kết hợp Organ ( Keyboard ) vào trong một cây đàn với rất nhiều chức năng và một màn hình LCD cỡ lớn. CVP có kích thước to hơn CLP và dĩ nhiên giá cũng cao hơn. Nếu bạn chưa phải người chơi chuyên nghiệp hoặc bạn chỉ muốn chơi Piano mà không cần chơi Keyboard thì không nên mua dòng đàn này cho đỡ phí tiền.

    Dòng piano điện kết hợp Organ và Piano - Yamaha CVP
     

    - Piano điện Yamaha GP: piano điện mang hình dáng của một cây đàn Đại Dương Cầm ( Grand Piano ). Chỉ có từ "đẳng cấp nhất" để khái quát về nó mà thôi. Nhận diện các model này qua chữ GP phía sau số model.

    Dòng piano điện cao cấp Yamaha GP
     

    Dòng đàn Hybrid Piano Yamaha: Đây là loại piano điện giả piano cơ, tức là piano điện nhưng lại có hình dáng và cấu tạo bộ phím và dàn máy (bộ action) với nguyên lý hoạt động hệt như piano cơ. Điều khác biệt là piano cơ dùng búa gõ vào dây đàn để tạo ra âm thanh, còn Hybrid Piano dùng hệ truyền động của bộ action kết hợp bộ phận cảm biến tạo ra các tín hiệu điện tử từ đó phát ra âm thanh qua bộ khuếch đại. Dòng đàn piano điện lai piano cơ này có phím gỗ với độ dài phím và trọng lượng mỗi phím giống như piano cơ. Vì vậy khi chơi trên đàn chúng ta có cảm giác phím như chơi trên đàn piano cơ thực thụ.. Nó phù hợp cho các bạn thích piano cơ và cũng thích luôn các tiện ích mà công nghệ điện tử mang lại.

    Các seri phổ biến là DUP, N, NU Đây cũng là dòng đàn piano điện cao cấp, khá đắt tiền.

    Để hiểu rõ hơn về dòng đàn này các bạn xem thêm bài viết về Yamaha DUP 20 tại đây

    Piano điện lai cơ Yamaha - Hybrid piano

     

    2. CÁC DÒNG PIANO ĐIỆN YAMAHA ÍT PHỔ BIẾN

    Dòng đàn Modus: Những sản phẩm thuộc dòng đàn này thường bắt đầu bằng các kí tự F, H, R.

    Đây là dòng piano "độc, lạ, hiếm" với thiết kế rất nghệ thuật, độc đáo và được sản xuất với số lượng rất ít. Vì vậy, các bạn sẽ hiếm thấy những cây đàn này xuất hiện trên thị trường và ở Việt Nam lại càng hiếm. Dòng đàn này là dòng đàn đặc biệt nên chất lượng âm thanh rất xuất sắc, các bộ phận đều được chế tác tỉ mỉ, vật liệu chế tạo rất cao cấp, toát lên nét hiện đại và thể hiện cá tính của chủ nhân. Những cây đàn này không chỉ là một nhạc cụ mà nó còn trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, là một điểm nhấn tuyệt vời trong không gian nội thất của bạn, là cái chất của riêng bạn mà khó có ai tương tự. Đây là dòng đàn cũng rất đắt tiền.

    Dòng piano sản xuất giới hạn - Modus seri

    Dòng đàn StageNhận diện những model thuộc dòng này qua các kí tự bắt đầu là: CP

    Đây là dòng đàn dẫn đầu trong số đàn Piano điện Yamaha có tính di động cao, phù hợp cho các nhạc công chuyên nghiệp biểu diễn ở các bar, cafe...Piano điện Stage mang đến cho bạn một loạt các hiệu ứng âm thanh khác nhau, thiết kế gọn gàng với phong cách điện tử hiện đại, trọng lượng nhẹ và rất nhiều chức năng. Dòng đàn này thích hợp cho người chơi chuyên nghiệp, không phù hợp với các bạn mới bắt đầu học.

    Dòng đàn Stage - biểu diễn sân khấu
     

    Dòng đàn ElectoneCác model dòng đàn này thường bắt đầu với chữ EL, H

    Đàn electone có 3 tầng, hai tầng trên dành cho tay trái và phải, tầng Bass là các pedal điều khiển bằng chân. Đây là dòng đàn biểu diễn chuyên nghiệp. Ngoài ra dòng đàn này thường được sử dụng ở các thánh lễ trong nhà thờ. Nhờ có tiếng đàn organ rất hay và dàn bass dưới chân rất mạnh mẽ, nên đây là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp để chơi nhạc thánh ca. 

    Loại Keyboard này rất khó sử dụng, chỉ dành cho người chơi chuyên nghiệp.

    Dòng đàn Electone Yamaha

     

    Như vậy, sau khi đã tìm hiểu về năm sản xuất piano điện Yamaha và các dòng đàn piano điện Yamaha các bạn đã có một sự am hiểu nhất định để lựa chọn cho mình một chiếc đàn piano điện phù hợp rồi nhé.